Hiểu rõ về cách lập dự toán định mức chi phí xây dựng nhà xưởng là tiền đề giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công trình khi đưa vào vận hành.
1. Thế nào là định mức chi phí xây dựng nhà xưởng?
Định mức chi phí xây dựng nhà xưởng được hiểu là mức phí tổn về nguyên vật liệu, nhân công và máy móc thiết bị dùng để hoàn thành một đơn vị khối lượng thi công xây dựng, được tính từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn công.
Những số liệu đó sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp dự toán chính xác chi phí và kiểm soát quá trình xây dựng hiệu quả hơn. Đồng thời còn hỗ trợ công tác bóc tách khối lượng và dự tính số lượng vật liệu xây dựng diễn ra nhanh chóng.

Thế nào là định mức chi phí xây dựng nhà xưởng?
2. Những điều cần lưu ý khi dự toán định mức xây dựng nhà xưởng là gì?
2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến định mức chi phí xây dựng nhà xưởng
Trong quá trình lập dự toán định mức chi phí xây dựng nhà xưởng, bạn cần lưu ý 4 yếu tố sau:
– Chi phí nguyên vật liệu:
Được tính bằng tổng số lượng nguyên vật liệu sử dụng để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc nhất định. Trong đó, bao gồm việc hao hụt vật tư trong quá trình thi công.
– Đơn giá nhân công xây dựng:
Là tổng thời gian lao động của công nhân để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc. Bao gồm lao động chính và lao động phụ làm việc tại công trình.
– Mức hao phí máy móc, thiết bị: Là số ca vận hành máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc thi công.
– Một số chi phí khác:
Chi phí dự phòng dùng để xoay sở nếu một trong các hạng mục tăng giá so với dự toán ban đầu. Ngoài ra còn có một số lệ phí cần thiết như phí thẩm định dự án đầu tư, bảo hiểm công trình, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, kiểm toán, chi phí xin phép xây dựng v.v…
Đọc thêm: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà xưởng
2.2. Mức hao phí trong định mức dự toán
Mức hao phí trong định mức dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng được xác định theo nguyên tắc sau:
- Định mức hao phí lao động: Là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm, được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng.
- Định mức hao phí nguyên vật liệu: Được xác định bằng số lượng vật liệu cần thiết để làm một sản phẩm.
- Định mức hao phí dụng cụ: Chính là thời gian sử dụng dụng cụ cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc, được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí vật liệu chính.
- Định mức hao phí thiết bị: Là thời gian sử dụng thiết bị máy móc cần thiết cho quá trình thi công, được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.

Lập dự toán chi phí xây dựng nhà xưởng chính xác giúp tối ưu hóa quá trình thi công
3. Các phương pháp xác định chi phí xây dựng nhà xưởng
Tùy vào đặc điểm của từng công trình, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương án sau để dự trù chi phí xây dựng nhà xưởng phù hợp nhất.
– Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được xác định thông qua việc thu thập dữ liệu thể hiện về thời gian hao phí thực tế, mục đích xác định thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị công việc.
– Phương pháp phân tích:
Đây là phương pháp thông qua quá trình quan trắc và các thông số môi trường để tiến hành phân tích, nghiên cứu đưa ra số liệu cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lập dự toán cũng như định mức các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình kỹ thuật, vật tư tiêu hao.
– Phương pháp điều tra, khảo sát:
Dựa vào quá trình khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu từ phiếu khảo sát để tiến hành phân tích và đưa ra định mức xây dựng nhà xưởng hợp lý.
Như vậy, để có thể lập được định mức chi phí xây dựng nhà xưởng hợp lý đòi hỏi người thực hiện không chỉ hiểu biết về các quy định hiện hành, mà còn phải có kinh nghiệm về phân tích, nghiên cứu chuyên sâu. Do đó, bạn nên lựa chọn những đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng uy tín, dày dặn kinh nghiệm để lập được dự toán chi phí một cách chính xác nhất.