Quy trình giám sát thi công xây dựng được thực hiện như thế nào và tầm quan trọng của công tác giám sát ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Nhiệm vụ của công tác giám sát thi công xây dựng là gì?
Giám sát thi công xây dựng là công tác chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi, kiểm soát khối lượng công việc, tiến độ thi công và các vấn đề an toàn lao động theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Đội ngũ kỹ sư nhận trách nhiệm thực hiện quy trình giám sát thi công xây dựng phải là người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật.

Tầm quan trọng của công tác giám sát thi công xây dựng là gì?
Các nội dung cơ bản trong công tác giám sát thi công xây dựng
Quy trình giám sát thi công xây dựng theo quy định hiện hành bao gồm các nội dung chính sau:
– Kiểm tra năng lực nhà thầu thi công như đội ngũ nhân lực, máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm chuyên ngành, hệ thống quản lý chất lượng công trình v.v…
– Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng đảm bảo an toàn lao động theo quy định.
– Xem xét, chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu đơn vị thi công chỉnh sửa để phù hợp với thực tế và quy định trong hợp đồng.
– Kiểm tra, đánh giá chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị xây dựng công trình.
– Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn xây dựng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thi công.
– Thực hiện các công tác nghiệm thu, xác nhận khối lượng thi công và các nội dung khác quy định trên hợp đồng.
Bạn có thể đọc thêm: Kinh nghiệm lựa chọn thầu xây nhà xưởng uy tín đem đến thành công bước đầu cho công trình
Quy trình giám sát thi công xây dựng diễn ra như thế nào?
Quy trình giám sát thi công xây dựng được thực hiện qua 8 bước nhằm đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.

Quy trình giám sát thi công xây dựng thực hiện qua 8 bước cơ bản
Bước 1: Kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế
Bước đầu tiên là thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế thi công xây dựng. Thông qua việc thẩm tra dự toán và yêu cầu kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót, từ đó sớm khắc phục hậu quả hoặc bổ sung thêm những điều kiện, điều khoản nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng công trình.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch quy trình giám sát thi công xây dựng
Căn cứ vào bước 1, đội ngũ kỹ sư sẽ tiến hành lập kế hoạch cụ thể quy trình giám sát thi công xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế theo từng hạng mục
Đây là bước kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công theo từng hạng mục để đảm bảo công việc thực hiện đúng tiến độ và đáp ứng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 4: Giám sát hạng mục xây dựng
Trong giai đoạn này, đội ngũ kỹ sư sẽ chịu trách nhiệm giám sát từng hạng mục công trình để đảm bảo số liệu kỹ thuật trùng khớp với bảng vẽ thiết kế, kịp thời phát hiện những sai sót và khắc phục nhanh chóng hậu quả.
Bước 5: Đốc thúc, đề xuất giải pháp đảm bảo tiến độ thi công
Đồng thời, quy trình giám sát thi công xây dựng cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo về tiến độ thi công bám sát theo kế hoạch.
Bước 6: Quản lý chi phí nguyên vật liệu
Đội ngũ kỹ sư giám sát còn có trách nhiệm theo sát, báo cáo tình hình về chênh lệch giá vật liệu xây dựng tại thời điểm thi công và điều chỉnh, cân đối dự toán chi phí theo hồ sơ giấy tờ.
Bước 7: Lập báo cáo định kỳ
Lập báo cáo định kỳ theo thời gian hàng tuần, hàng tháng về những sai sót, những điểm hạn chế trong quá trình xây dựng và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Bước 8: Nghiệm thu công trình
Sau khi hoàn thành từng hạng mục, đội ngũ giám sát thi công xây dựng sẽ thực hiện nghiệm thu chất lượng công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.
Có thể nói, quy trình giám sát thi công xây dựng đạt chuẩn sẽ là tiền đề đảm bảo cho công trình sau khi hoàn thiện có độ an toàn và chất lượng tốt nhất. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn bao quát được quy trình giám sát thi công, đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cho công trình.
Có thể bạn chưa biết: Hạng mục sửa chữa nhà xưởng nào các doanh nghiệp thường gặp phải?