Sửa chữa nhà xưởng là hạng mục doanh nghiệp cần thực hiện định kỳ nhằm khắc phục nhanh các vấn đề cơ sở vật chất xuống cấp, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra ổn định.
Vì sao việc cải tạo, sửa chữa nhà xưởng cần được thực hiện định kỳ?
Khi nào cần thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà xưởng?
Nâng cấp, cải tạo và sửa chữa nhà xưởng là những hạng mục yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện định kỳ được nhắc đến trong chi phí dự toán nhà xưởng ban đầu. Một số nguyên nhân doanh nghiệp cần phải thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà xưởng như:
- Công trình xuống cấp do tác động của thời tiết, địa hình, khí hậu…
- Hao mòn cơ sở vật chất theo thời gian sử dụng.
- Mở rộng quy mô sản xuất, diện tích nhà xưởng.
- Cải tạo, bố trí không gian nhà xưởng nhằm mục đích tối ưu hóa dây chuyền sản xuất.
- Sửa chữa nhà xưởng theo công năng sử dụng.
- Thay đổi thiết kế, quy mô công trình để đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Vì sao cần thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà xưởng định kỳ?
Sửa chữa nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm?
Trên thực tế, vấn đề sửa chữa nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm còn tùy thuộc vào quy mô, diện tích và phân cấp loại công trình xây dựng.
- Loại nhà xưởng cấp 1: Thời gian sử dụng 80 năm; tỷ lệ hao mòn 1.25 (%/năm)
- Loại nhà xưởng cấp 2: Thời gian sử dụng 50 năm; tỷ lệ hao mòn 2 (%/năm)
- Loại nhà xưởng cấp 3: Thời gian sử dụng 25 năm; tỷ lệ hao mòn 4 (%/năm)
- Loại nhà xưởng cấp 4: Thời gian sử dụng 15 năm; tỷ lệ hao mòn 6.67 (%/năm)
Tìm hiểu thêm: Các mẫu nhà xưởng tiền chế nhỏ dành cho doanh nghiệp vốn đầu tư thấp
Các hạng mục sửa chữa nhà xưởng thường gặp nhất
Giải pháp chống nóng cho nhà xưởng
Các giải pháp cách nhiệt, chống nóng trở thành yêu cầu cấp thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện để đảm bảo môi trường làm việc mát mẻ và giảm thiểu chi phí điện năng tiêu thụ.
Một số giải pháp được sử dụng phổ biến hiện nay như:
– Làm hệ tôn mái 2 lớp: Đơn vị thi công sẽ tiến hành lợp thêm lớp tôn mới bên trên mái cũ để tạo khoảng trống giữa hai mái, hạn chế khí nóng truyền xuống lớp tôn bên dưới.
– Thi công trần thạch cao: Ngoài khả năng chống nóng, cách nhiệt và cách âm, trần thạch cao còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian nhà xưởng.
– Lắp cầu thông gió: Có tác dụng hút gió trên mái giúp không khí bên trong,ngoài nhà xưởng được lưu thông dễ dàng.
Mở rộng không gian nhà xưởng
Sàn lửng, gác lửng là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng tối đa không gian sử dụng trong diện tích sẵn có. Tùy vào mục đích làm văn phòng, kho chứa hay nơi sản xuất mà đơn vị thi công sẽ áp dụng các giải pháp sàn khác nhau.
Nếu sàn lửng không đáp ứng đủ nhu cầu, doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc nâng tầng hoặc mở rộng diện tích xây dựng. Tuy nhiên, quy trình này thường phức tạp hơn do liên quan đến thủ tục pháp lý và giải pháp nền móng đi kèm.
Ngoài ra còn có các hạng mục sửa chữa nhà xưởng đáng chú ý khác như nâng cấp nền, hệ thống thống điện nước, thiết bị PCCC, v.v…
Giải pháp cải tạo, mở rộng không gian sản xuất của nhà xưởng
Một số điều lưu ý khi cải tạo, sửa chữa nhà xưởng
Trước khi bắt tay vào cải tạo hay sửa chữa nhà xưởng, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng để tìm ra phương án sửa chữa, cải tạo phù hợp.
– Bạn nên tham khảo báo giá từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra đơn vị thi công chất lượng, giá thành phù hợp với kinh phí dự toán nhà xưởng đã đề ra.
– Để tránh ảnh hưởng đến thời gian sản xuất, doanh nghiệp cần quy định cụ thể về tiến độ thi công thông qua hợp đồng sửa chữa nhà xưởng.
Có thể bạn chưa biết: Yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế nhà khung thép để đảm bảo yêu cầu sử dụng
Nhìn chung, tùy theo đặc thù của từng ngành nghề sản xuất mà các hạng mục sua chua nha xuong sẽ có sự thay đổi. Để đảm bảo chất lượng cho công trình, doanh nghiệp cần chọn lựa các đơn vị thầu có uy tín, tay nghề cao cũng như những điều khoản ràng buộc cụ thể quy định trong hợp đồng sửa chữa nhà xưởng.