Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện như thế nào?

Quy trình quản lý chất lượng công trình được thực hiện ra sao?

Table of Contents

Hoạt động quản lý chất lượng công trình được thực hiện nhằm đảm bảo quá trình xây dựng được kiểm soát hiệu quả về chất lượng, chi phí và tiến độ dự án. 

Quy trình quản lý chất lượng công trình là gì?

Quản lý chất lượng công trình là quá trình lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát các hoạt động thi công xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng được quy định trước đó. Hoạt động quản lý chất lượng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, quản lý chất lượng thiết kế xây dựng, quản lý chất lượng thi công xây dựng… 

Công tác quản lý chất lượng công trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của một dự án xây dựng. Việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình xây dựng, từ đó đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn chất lượng được đưa ra.

Quy trình quản lý chất lượng công trình được thực hiện ra sao?

Quy trình quản lý chất lượng công trình được thực hiện xuyên suốt dự án

Trình tự các hạng mục được quy định trong quản lý chất lượng công trình

Quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm và thiết bị sử dụng cho việc xây dựng

Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình từ phía nhà thầu cung ứng, nhà thầu chế tạo và bên giao thầu được quy định như sau:

– Thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng, cung cấp các chứng chỉ, chứng nhận, tài liệu và thông tin liên quan đến sản phẩm xây dựng theo quy định trong hợp đồng xây dựng và pháp luật hiện hành.

– Kiểm tra chất lượng, số lượng và chủng loại của sản phẩm để đảm bảo phù hợp với yêu cầu trong hợp đồng xây dựng trước khi thực hiện công tác bàn giao.

– Thực hiện các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ và bảo quản sản phẩm xây dựng theo quy định hợp đồng.

– Sửa chữa hoặc đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về nội dung và quy trình giám sát thi công xây dựng

Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công

Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình từ phía nhà thầu xây dựng quy định như sau:

– Tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

– Thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng công trình, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. 

– Trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm định chất lượng, đo đạc các thông số kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế. Đồng thời đưa ra các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu và công tác nghiệm thu sau khi hoàn thành hạng mục. 

– Một số nội dung khác theo yêu cầu chủ đầu tư được quy định trong hợp đồng như bố trí nhân lực, thiết bị thi công, giám sát tiến độ, khối lượng công việc, khắc phục sự cố v.v…

Quản lý chất lượng thi công mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, nhà thầu và cả người dân sử dụng

Bạn có thể đọc thêm thông tin chi tiết tại đây: Trình tự quy trình quản lý chất lượng công trình thi công xây dựng

 Hạng mục giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư

Công tác giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư bao gồm các nội dung như sau:

– Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng thi công xây dựng. 

– Kiểm tra kiểm tra năng lực nhà thầu, biện pháp xây dựng và các điều kiện thi công công trình.

– Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và trang thiết bị sử dụng trong quá trình thi công.

– Thực hiện giám sát quá trình triển khai công việc tại hiện trường, đảm bảo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 

– Kiểm tra tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu, xác nhận bản vẽ hoàn công cùng một số hạng mục khác dựa trên quy định pháp luật hiện hành. 

Tóm lại, quy trình quản lý chất lượng công trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của một dự án xây dựng. Nắm vững và áp dụng chính xác các bước trong quy trình này sẽ giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo an toàn, đồng thời mang đến sự tin tưởng và hài lòng từ phía khách hàng. 

Đọc thêm: Thủ tục mời thầu xây nhà xưởng đúng chuẩn nhất theo quy định năm 2023

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Có thể bạn sẽ thích
Tin tức liên quan