Trong xây dựng nhà tiền chế, quy trình gia công kết cấu thép cần quan tâm đến những tiêu chuẩn nào để đảm bảo tính an toàn, độ bền vững và hiệu quả kinh tế tối ưu nhất?
Kết cấu thép cho tác dụng gì trong công trình xây dựng?
Kết cấu thép là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nhờ ưu điểm vượt trội về khả năng chịu lực và độ bền cao, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi so sánh với các loại vật liệu khác.
Các cấu kiện thép thường được chế tạo sẵn và lắp ráp tại công trường để tạo thành hệ thống khung nhà thép tiền chế hoàn chỉnh, cho nên thời gian thi công thường khá nhanh, giúp tiết kiệm chi phí và có tính ứng dụng cao. Ngoài ra, thép còn có khả năng tái chế vô hạn, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng lớn nhỏ như nhà máy, xí nghiệp, nhà ở dân dụng, nhà kho chứa hàng, tác phẩm nghệ thuật…
Gia công kết cấu thép đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo tính bền vững cho công trình
Quy trình gia công kết cấu thép được thực hiện như thế nào?
Tùy thuộc vào quy mô và loại công trình, quy trình gia công kết cấu thép sẽ có sự thay đổi. Dưới dây là các bước chung được thực hiện trong quy trình này.
Bước 1: Thiết kế
Dựa trên yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật quy định trong ngành xây dựng, đơn vị thi công xây dựng sẽ tiến hành lập bản vẽ kỹ thuật phân chia tỷ lệ chiều cao chiều dài, độ dày của các kết cấu thép sao cho phù hợp.
Bước 2: Chế tạo, gia công kết cấu thép
Các cấu kiện thép được chế tạo từ tấm thép, ống thép và các phụ kiện khác như bulông, đai ốc, ống kết nối… Những thành phần thép này thông qua quy trình cắt, uốn, đục lỗ, hàn, nắn để tạo thành ra các mảnh ghép có kích thước và số lượng như yêu cầu trên bản vẽ kỹ thuật. Thông thường, quy trình này sẽ được thực hiện tại các nhà máy gia công kết cấu thép chuyên dụng có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Quy trình gia công kết cấu thép được thực hiện tại nhà xưởng
Bước 3: Sơn phủ
Sau khi hoàn thành gia công, kết cấu thép sẽ được sơn phủ bằng các loại sơn chống gỉ, bảo vệ bề mặt thép khỏi sự ăn mòn, giúp tăng tuổi thọ cho công trình.
Bước 4: Lắp ráp
Cấu kiện thép sau khi chế tạo và sơn phủ sẽ được vận chuyển đến công trình để tiến hành công tác lắp dựng. Công việc này bao gồm quy trình lắp ghép các cấu kiện với nhau theo bản vẽ kỹ thuật, thông qua sự hỗ trợ của máy móc thiết bị và sử dụng bulong, đai ốc để kết nối thành hệ khung thép hoàn chỉnh. Cuối cùng, kết cấu thép sẽ được kiểm tra để đảm bảo đạt các yêu cầu kỹ thuật và an toàn trước khi sử dụng.
Nội dung tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu kết cấu thép được áp dụng hiện nay
Tiêu chuẩn thiết kế, gia công kết cấu thép
Đây là các quy định liên quan đến thiết kế, tính toán kết cấu thép, bao gồm các yêu cầu về độ bền, độ cứng, tính ổn định, v.v… Đồng thời, hướng dẫn về quy trình gia công kết cấu thép, bao gồm các yêu cầu về đo lường, cắt, khoan, hàn, sơn phủ, kiểm tra chất lượng và đưa ra yêu cầu bảo trì, nâng cấp sản phẩm.
Đọc thêm: Nhà xưởng khung thép có những ưu nhược điểm gì bạn cần quan tâm?
Tiêu chuẩn nghiệm thu kết cấu thép
Xác định các tiêu chí đánh giá, kiểm tra chất lượng kết cấu thép bao gồm yêu cầu về độ bền, độ cứng, tính ổn định, tính đồng đều v.v…
Tiêu chuẩn kiểm tra mối hàn
Hướng dẫn về quy trình thi công hàn, bao gồm các yêu cầu về đo lường, chọn vật liệu, chuẩn bị bề mặt, v.v…
Tiêu chuẩn sơn phủ kết cấu thép
Đưa ra các yêu cầu về sơn phủ kết cấu thép, bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng sơn, quy trình thi công và các phương pháp làm sạch, kiểm tra đánh giá chất lượng bề mặt sản phẩm.
Ngoài ra còn có tiêu chuẩn AISC 360-16 của Hiệp hội Kết cấu thép Hoa Kỳ quy định về độ bền, độ cứng, tính ổn định và an toàn trong thiết kế gia công kết cấu thép.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến khái niệm, tiêu chuẩn gia công kết cấu thép và vai trò của chúng trong việc đảm bảo tính an toàn, chất lượng cho các công trình xây dựng nhà tiền chế. Ngoài ra, bạn nên lưu ý cập nhật thông tin thường xuyên để đáp ứng các yêu cầu mới trong ngành xây dựng hiện nay.