Nhằm đảm bảo quá trình cải tạo, sửa chữa nhà xưởng diễn ra một cách an toàn, hiệu quả và tránh phát sinh những lãng phí không cần thiết, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau đây.
Doanh nghiệp nên cải tạo, sửa chữa nhà xưởng bao lâu một lần?
Nhà xưởng là công trình được xây dựng nhằm mục đích phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho nên vấn đề cơ sở vật chất xuống cấp hay hao mòn sau thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo nhà xưởng được hoạt động trong trạng thái tốt nhất, doanh nghiệp cần tiến hành cải tạo sửa chữa nhà xưởng định kỳ hằng năm. Tùy vào nhu cầu sử dụng và mức độ hư hại của mỗi nhà xưởng mà đơn vị thi công sẽ áp dụng các giải pháp cải tạo, sửa chữa phù hợp.
Cần thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà xưởng bao lâu một lần?
Những điều cần lưu ý để cân đối ngân sách sửa chữa nhà xưởng
Khảo sát, đánh giá hạng mục cần sửa chữa
Trước khi tiến hành sửa chữa nhà xưởng, doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát, đánh giá tổng quát mức độ hư hỏng của từng hạng mục để đưa ra kế hoạch và giải pháp thi công phù hợp. Đồng thời là công tác kiểm tra lại toàn bộ nền móng, hệ khung thép và kết cấu bao che nhà xưởng có còn đảm bảo hoặc cần sửa chữa, thay mới hay không.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hạng mục sửa chữa nhà xưởng nào các doanh nghiệp thường gặp phải?
Kế hoạch sửa chữa nhà xưởng theo từng hạng mục
Sau khi hoàn thiện công tác đánh giá mức độ xuống cấp, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch các hạng mục quan trọng cần ưu tiên sửa chữa, cải tạo hoặc nâng cấp. Điều này giúp doanh nghiệp sắp xếp kế hoạch sản xuất phù hợp tránh bị ảnh hưởng do quá trình thi công, đồng thời thuận tiện trong việc lập bảng dự toán sửa chữa nhà xưởng có mức chi phí sát thực tế nhất.
Một số hạng mục điển hình như:
- Kết cấu bao che như mái tôn, vách ngăn, tường bao
- Giải pháp cách nhiệt, chống nóng và chống thấm
- Mở rộng không gian nhà xưởng bằng thiết kế thêm gác lửng hoặc nâng tầng v.v…
Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất hạ tầng như mạng lưới điện nước, xử lý chất thải, PCCC… của nhà xưởng cũng là điều doanh nghiệp cần đưa vào file dự toán sửa chữa nhà xưởng để đảm bảo tính ổn định và công năng sử dụng sau khi hoàn thiện.
Đánh giá mức độ hư hỏng để đưa ra kế hoạch sửa chữa phù hợp
Lập bảng dự toán sửa chữa nhà xưởng
Dựa theo kế hoạch đã được đề ra, doanh nghiệp sẽ tiến hành tham khảo báo giá từ các đơn vị thi công, sau đó lập file dự toán sửa chữa nhà xưởng chi tiết. Việc này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp trao đổi với đơn vị thi công nhằm chủ động cân đối ngân sách sửa chữa nhà xưởng phù hợp với khả năng tài chính.
Đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất và yếu tố an toàn lao động
Trong quá trình thi công sửa chữa nhà xưởng sẽ không tránh khỏi gây ra nhiều hạn chế về không gian, thời gian và tiếng ồn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Do đó, doanh nghiệp cần có phương án đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch trong thời gian sửa chữa nhà xưởng. Đồng thời, đơn vị thi công và doanh nghiệp cần lưu ý về các vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động, người thi công tránh xảy ra các rủi ro không mong đợi khi 2 hoạt động diễn ra song song nhau.
Bên cạnh các lưu ý trên, doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị thi công uy tín để đảm bảo về chất lượng công trình, thời gian hoàn thành đúng tiến độ và chi phí sửa chữa nhà xưởng phù hợp với ngân sách đề ra.
Tìm hiểu thêm: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà xưởng