Thiết kế nhà khung thép có những ưu và nhược điểm gì? 

Thiết kế nhà khung thép đẹp và chất lượng

Table of Contents

Những mẫu thiết kế nhà khung thép hiện nay cũng đang được ngành kiến trúc ưa chuộng không kém gì phương án xây dựng bằng bê tông cốt thép truyền thống. Nó vừa mang diện mạo mới mẻ, vừa mang tới nhiều ưu điểm nổi bật cho người sử dụng. 

1 Nhà khung thép là gì và có những loại nhà khung thép nào?

1.1. Tại sao lại gọi là nhà khung thép? 

Sở dĩ gọi là nhà khung thép là bởi nó mô tả hình thức xây dựng có kết cấu chính làm bằng khung thép. Ngoài ra mẫu nhà này còn có nhiều cách gọi khác như nhà khung thép tiền chế, nhà thép tiền chế, nhà thép lắp ghép… Mẫu thiết kế nhà khung thép sử dụng kết cấu thép làm khung chịu lực chính, bao gồm móng, kèo cột, dầm, xà gồ… theo bản vẽ kỹ thuật chi tiết. 

1.2. Phân loại nhà khung thép

Nhà khung thép kết hợp sàn bê tông nhẹ với tấm tường panelMẫu thiết kế nhà khung thép này sử dụng toàn bộ là vật liệu đúc sẵn, vừa tiết kiệm thời gian thi công vừa giảm được tải trọng công trình. Đa số chủ đầu tư thường chọn phương án này.
Nhà khung thép kết hợp sàn bê tông nhẹ với tường gạchHình thức thiết kế nhà khung thép này cũng giảm thiểu thời gian thi công đáng kể nhưng không hiệu quả như hình thức trên.

Nhà khung thép sử dụng các cấu kiện đã được gia công sẵn trước đó và lắp ráp tại chỗ nhanh chóng.

2 Một số ưu điểm và nhược điểm của thiết kế nhà khung thép

2.1. Ưu điểm của thiết kế nhà khung thép

– Rút ngắn thời gian thi công: Với nhà khung thép chúng ta có thể lắp và dựng nhanh chóng, các cấu kiện đã được chuẩn bị sẵn trước đó ở nhà máy. 

– Tiết kiệm chi phí: Bởi rút ngắn thời gian thi công nên chủ đầu tư cũng tiết kiệm được chi phí nhân công, phương pháp xây dựng cũng đơn giản không quá tốn kém. 

– Có thể cơi nới công trình linh hoạt: Với mẫu nhà khung thép chúng ta có thể dễ dàng tái sử dụng, di dời hoặc mở rộng nhanh chóng. Hơn nữa các mẫu nhà tiền chế thường có ít hoặc thậm chí không có cột bên trong, nên bố trí vật dụng nội thất cũng có thể linh hoạt hơn. 

– Kết cấu gọn nhẹ: Với kết cấu thép chúng ta không cần cắm cọc quá sâu cũng có thể giữ được nhà ổn định, rất có lợi khi xây trên nền đất yếu. Nếu chẳng may có tai nạn do động đất, sụt lún… thì nhà kết cấu nhẹ cũng giảm thiểu được rủi ro. 

– Chi phí tu sửa thấp: Bởi tính chất lắp ghép theo mô-đun chuẩn của nhà khung thép nên nhà thầu có thể nhanh chóng thay thế, sửa chữa các thành phần trong công trình. 

– Độ thẩm mỹ cao: Công trình có kết cấu kim loại mang đến cảm giác hiện đại, mới mẻ hơn so với mẫu nhà bê tông truyền thống. 

Đọc thêm: Thiết kế nhà khung thép nên nắm rõ điều này và các mẫu nhà khung thép hiện đại

2.2. Nhược điểm của thiết kế nhà khung thép

– Dễ ăn mòn: Các mẫu nhà trong môi trường khí ẩm hay đặc biệt là môi trường xâm thực dễ bị gỉ sét, từ bề mặt cho đến phá hoại toàn bộ. Do đó khi thi công phía nhà thầu phải có phương án bảo vệ chống ăn mòn cho thép, như sử dụng nhôm và hợp kim nhôm. – Chịu lửa kém: Thép tuy không cháy nhưng lại dễ mềm và biến dạng ở nhiệt độ từ 500 – 600 độ C, mất khả năng chịu lực và kết cấu dễ sụp đổ. Về vấn đề này hiện nay có thể khắc phục bằng cách bọc lớp chịu lửa và khi thiết kế các kiến trúc sư cũng phải chuẩn bị biện pháp phòng cháy chữa cháy thật tốt.

Thiết kế nhà khung thép và những mẫu thiết kế

Với nhà khung thép chúng ta có thể dễ dàng tu sửa và cơi nới công trình dễ dàng hơn nhờ đặc tính linh hoạt. 

Các mẫu thiết kế nhà khung thép thổi thêm làn gió mới trong lĩnh vực kiến trúc so với hình thức thi công bê tông cốt thép truyền thống. Điều cuối cùng mà các nhà đầu tư cần cân nhắc chính là tìm được đơn vị thầu xây dựng uy tín, đem lại hiệu quả tốt nhất cho công trình của mình. 

>>> Đọc thêm: 4 giải pháp sàn nhà xưởng khung thép tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp <<<

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Có thể bạn sẽ thích
Tin tức liên quan