Nắm rõ quy trình xây dựng nhà xưởng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát về chất lượng, độ an toàn của công trình trong suốt thời gian thi công. Sau đây là chi tiết các bước xây dựng nhà xưởng cơ bản mà nhà đầu tư cần biết trước khi thi công dự án.
Các bước chuẩn bị trước khi thi công xây dựng nhà xưởng
Theo nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, việc thi công xây dựng nhà xưởng, kho bãi, nhà máy sản xuất ngày càng được các chủ đầu tư quan tâm. Về quy trình trước khi bắt đầu triển khai thi công dự án xây dựng nhà xưởng, có thể chia làm 3 bước như sau:
Bước 1: Khảo sát địa điểm xây dựng nhà xưởng
Bước 2: Thực hiện bản vẽ thiết kế cơ sở
Bước 3: Thiết kế bản vẽ thi công và dự trù kinh phí
Chi tiết quy trình thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Tiếp nhận và bảo quản vật tư
Đơn vị thi công sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra các loại vật tư có đúng với số lượng cũng như chất lượng được nêu ra trong dự toán hay không. Đồng thời phải cần đảm bảo về quá trình bảo quản nguyên vật liệu không hao mòn, hỏng hóc hay rỉ sét trước khi thi công.
Thi công nền móng
Việc đầu tiên khi tiến hành xây dựng nhà xưởng là thi công nền móng công trình. Đây là bước cơ bản nhất quyết định đến độ bền chắc của toàn bộ công trình nhà xưởng. Bởi vậy bất kể địa điểm xây dựng ở đâu thì đơn vị thi công thiết kế xây dựng đều phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: San lấp đất nền, xách định vị trí các móng cột (trục tim) được đo đạc trên bản vẽ và đào móng hàng rào bao quanh.
Bước 2: Tiến hành làm móng và đóng cọc dựa trên vị trí trục tim đã được xác định. Sau đó, nền móng sẽ được san lấp và lu lèn để đạt độ chặt như yêu cầu.
Bước 3: Lu nền đá cho xưởng và tiến hành làm cốt thép, đổ bê tông nền nhà xưởng.
Khung thép được xem là khung xương của toàn bộ quá trình xây dựng nhà xưởng
Thi công khung thép
Khung thép được xem như khung xương của toàn bộ nhà xưởng. Các khung thép lắp ghép phải đảm bảo về chất lượng, độ vững chắc rồi mới được tiến hành đưa vào lắp ghép. Quá trình thi công khung thép nhà xưởng bao gồm 2 phần chính là lắp dựng khung thép và lắp xà gồ, cáp giằng.
Thi công vỏ bao che
Vỏ bao che nhà xưởng bao gồm tường rào bằng gạch và mái tôn. Sau khi hoàn thành xây dựng phần vỏ bao, đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp dựng các loại cửa ra vào, cửa sổ và cửa thông gió.
Thi công cơ sở hạ tầng
Thi công cơ sở hạ tầng nhà xưởng bao gồm xây dựng đường sá vận chuyển, kho bãi chứa v.v… Các hạng mục trên có vai trò đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hoá và mọi hoạt động sản xuất, làm việc tại nhà xưởng được diễn ra thuận lợi nhất.
Thi công hệ thống kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật được xem như quả tim của toàn bộ nhà xưởng, nhằm đảm bảo cho công tác vận hành nhà xưởng sau này được thuận lợi, hiệu quả nhất. Quá trình thi công hệ thống kỹ thuật gồm các hạng mục như lắp đặt hệ thống điện nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất…
Công tác hoàn thiện xây dựng nhà xưởng
Đây là khâu cuối cùng trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng. Ngoài công tác vệ sinh và kiểm tra trước khi bàn giao, đơn vị thi công cần thực hiện một số việc như: Kẻ vạch trắng phân làn giao thông, sơn trần thạch cao ở khu vực văn phòng, trồng cây cảnh trang trí xung quanh nhà xưởng…
Như vậy, để quá trình thi công xây dựng nhà xưởng được diễn ra thuận lợi, đòi hỏi chủ đầu tư và nhà thầu cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Chính vì thế, doanh nghiệp cũng như chủ thầu xây dựng cần có sự tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo được chất lượng công trình với mức chi phí hợp lý nhất.
Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan: