Nắm vững nguyên tắc vàng trong xây dựng nhà xưởng giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu nghiệm ngặt về mặt thẩm mỹ lẫn kỹ thuật.
5+ nguyên tắc vàng trong quá trình xây dựng nhà xưởng, nhà kho doanh nghiệp cần lưu ý
1. Xây dựng nhà xưởng trên phần nền vững chắc
Xây dựng nền móng chắc chắn thì công trình nhà xưởng, nhà kho mới có thể bền vững theo thời gian, hạn chế bị ảnh hưởng từ tác động tự nhiên như thiên tai, động đất, bão lũ… Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn địa điểm xây dựng nhà xưởng ở những khu đất cứng, bằng phẳng và có khả năng chịu được tải trọng lớn.
Bạn có thể tham khảo: Các loại chi phí xây dựng nhà xưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành xây dựng
2. Kỹ thuật lắp dựng khung chính phải đảm bảo chính xác tuyệt đối
Lắp đặt hệ thống kèo cột cũng giống như việc định hình khung xương cho toàn bộ công trình, nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ và thời gian sử dụng của nhà xưởng, nhà kho sau này. Tuỳ theo mặt bằng xây dựng nhà xưởng mà đơn vị thi công sẽ lắp đặt cột, kèo bắt đầu từ giữa nhà rồi triển khai ra 2 bên đầu hồi hoặc ngược lại.
Sau công đoạn lắp đặt, bộ phận xây dựng sẽ tiến hành giằng níu thật chặt để đảm bảo cho cột kèo không bị xê dịch. Công đoạn này đòi hỏi kỹ thuật xây dựng phải có độ chính xác cao thì những bước tiếp theo mới có thể triển khai được thuận lợi hơn.

Khung thép là nhân tố quyết định tuổi thọ và thời gian sử dụng của nhà xưởng
3. Lắp đặt mái tôn thẳng hàng
Sau khi định hình khung chính, đơn vị thi công sẽ tiến hành công đoạn lắp mái tôn cho nhà xưởng. Việc lắp mái tôn có vai trò đảm bảo các máy móc, thiết bị trong nhà xưởng không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như mưa thấm dột hay nhiệt độ ngoài trời quá cao.
Trong quá trình lắp đặt, người thi công phải đảm bảo rằng các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng vuông góc với thanh xà ngang. Việc này vừa đúng theo yêu cầu về mặt kỹ thuật, vừa tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
4. Lắp dựng vách ngăn đảm bảo ăn khớp
Mặc dù việc lắp dựng vách ngăn không phức tạp như lắp đặt phần tôn mái, nhưng trong quá trình thi công đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa bộ phận xây dựng và bên lắp đặt nhà thép tiền chế ngay từ đầu để công việc được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất.
5. Lưu ý về mật độ xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong quá trình xây dựng, doanh nghiệp nên lưu ý về mật độ bố trí cơ sở hạ tầng phải phù hợp với diện tích quy hoạch, đường sá giao thông và cảnh quan xung quanh. Việc phân bố cơ sở hạ tầng hợp lý không chỉ giúp quá trình vận hành sản xuất diễn ra thuận lợi, đảm bảo tuân thủ về quy định xây dựng của nhà nước mà còn tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân quanh khu vực.
6. Tính toán đến khả năng mở rộng quy mô
Khi lên ý tưởng thiết kế, doanh nghiệp và nhà thầu cần có phương án dự trù về khả năng mở rộng quy mô xây dựng nhà xưởng trong tương lai. Đây là điều mà bất kể doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào cũng muốn hướng đến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn cung đầu ra cho thị trường. Thông thường, doanh nghiệp sẽ ưu tiên xây dựng nhà xưởng bằng thép tiền chế và chọn vị trí một số công trình phụ trợ hợp lý để dễ dàng thi công mở rộng, tiết kiệm chi phí dỡ bỏ.
Đọc thêm: Giải pháp thiết kế nhà xưởng công nghiệp hiện nay

Doanh nghiệp cần dự trù khả năng mở rộng quy mô khi lập bản vẽ xây dựng nhà xưởng
Trên đây là một số nguyên tắc xây dựng nhà xưởng cơ bản mà quý doanh nghiệp cần lưu ý trước khi bắt tay vào đầu tư thiết kế, thi công. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sự tư vấn từ các kiến trúc sư, kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà xưởng để đảm bảo công trình xây dựng có chất lượng tốt nhất và thời gian sử dụng bền lâu.