Những điều cần biết về quy trình quản lý chất lượng công trình hiện nay

Quản lý chất lượng công trình dân dụng

Table of Contents

Công tác quản lý chất lượng công trình được thực hiện xuyên suốt từ khâu khảo sát, thiết kế cho đến khi hoàn thành dự án. Vậy quản lý chất lượng công trình là gì, vai trò và quy trình được thực hiện ra sao?

Tổng quan về dịch vụ quản lý chất lượng công trình

Khái niệm dịch vụ quản lý chất lượng công trình là gì?

Dịch vụ quản lý chất lượng công trình là công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn xây dựng được thực hiện xuyên suốt từ quá trình chuẩn bị, xử lý mặt bằng, vật liệu, sản phẩm cho đến khi công trình đưa vào hoạt động. Quy trình này được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cho nhà nước ban hành để kiểm soát quá trình hoạt động, vận hành giữa chủ đầu tư và nhà thầu nhằm tạo ra sản phẩm xây dựng theo đúng chất lượng, quy chuẩn đã đặt ra. Trong đó, người quản lý chất lượng công trình phải là người do chủ đầu tư lựa chọn, có đủ kinh nghiệm và năng lực phù hợp để đảm nhận vị trí quản lý, kiểm soát thi công dự án. 

Đọc thêm: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà xưởng

Mục đích công tác quản lý chất lượng công trình là gì?

Nội dung chính trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Hoạt động của các quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện từ công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ, thi công dự án, bảo trì và giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình xây dựng. Bao gồm các nội dung sau:

  • Quản lý chất lượng công trình 
  • Công tác quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng
  • Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng 
  • Quản lý chi phí đầu tư 
  • Một số nội dung khác được quy định trong hợp đồng xây dựng.

Bạn có thẻ xem thêm: Top 3 công ty xây dựng nhà xưởng tại TPHCM chất lượng cao

Tìm hiểu về quy trình quản lý chất lượng công trình theo tiêu chuẩn hiện hành

Theo Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trình tự quản lý chất lượng công trình sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

(1) Tiếp nhận mặt bằng thi công; thực hiện công tác quản lý công trường.

(2) Quản lý vật tư, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công tác xây dựng.

(3) Quản lý thi công công trình của nhà thầu.

(4) Giám sát thi công xây dựng nhà xưởng, kiểm tra và nghiệm thu công tác xây dựng các hạng mục công trình.

(5) Giám sát tác giả của đơn vị thiết kế thi công trong quá trình xây dựng.

(6) Thí nghiệm đối chứng, kiểm định khả năng chịu lực của hệ kết cấu và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công dự án.

(7) Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng và bộ phận công trình xây dựng.

(8) Nghiệm thu từng hạng mục công trình, công trình đã hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. 

(9) Công tác kiểm tra nghiệm thu công trình được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

(10) Lập và lưu giữ hồ sơ hoàn thành công việc.

(11) Hoàn trả mặt bằng.

(12) Bàn giao dự án cho chủ đầu tư. 

Quản lý chất lượng công trình dân dụng

Hoạt động quản lý chất lượng công trình diễn ra xuyên suốt từ khâu bắt đầu đến kết thúc dự án

Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định hiện hành để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mong rằng các thông tin trên sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn nhà thầu, theo dõi công tác xây dựng và đảm bảo chất lượng công trình khi đưa vào hoạt động.

Tìm hiểu thêm:

  1. Kinh nghiệm lựa chọn và tiêu chí đánh giá đơn vị thầu xây nhà xưởng hiệu quả
  2. Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện như thế nào?
  3. Top 5 công ty tư vấn thiết kế xây dựng chất lượng hàng đầu Việt Nam

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Có thể bạn sẽ thích
Tin tức liên quan